Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Bản tin thị trường cà phê ngày 13/12/2013

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 500 đồng, lên  ở mức 35.400 – 35.700 đồng/kg do tồn kho cà phê Robusta của Liffe ở mức thấp kỷ lục.

Bieu do ca phe London ngay 13-12-2013

Thị trường London:
Trên sàn NYSE Liffe, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng trở lại. Kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng 31 USD, tương đương tăng 1,7 %, lên 1.821 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 28 USD, tương đương tăng 1,58 %, lên 1.775 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trong phiên ở mức trung bình. Cấu trúc giá đảo cũng được nới rộng khoảng cách trở lại.
Thị trường New York:
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 1,6 cent, tức tăng 1,46 %, lên 111,3 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 cũng tăng 1,6 cent, tức tăng 1,43 %, lên 113,6 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trong phiên duy trì dưới mức trung bình.
Các nhà phân tích cho rằng nông dân tại Việt Nam tận dụng mức cao nhất 16 tuần để bán ra cùng với sức bán của hợp đồng tùy chọn sẽ ngăn chặn đà tăng và thị trường kỳ hạn sẽ suy giảm cho đến cuối tuần. Nhưng thực tế đóng cửa phiên đã hoàn toàn ngược lại hết sức bất ngờ.
Báo cáo của Liffe ngày hôm qua cho thấy tồn kho cà phê Robusta tại châu Âu tiếp tục giảm thêm 36,53 % xuống còn 31.420 tấn, mức giảm mạnh nhất giữa hai kỳ báo cáo và là mức thấp kỷ lục trong 12 năm. Điều này đã dấy lên mối lo của nhà rang xay và thúc đẩy thị trường kỳ hạn bật tăng trở lại với sự gia tăng của cấu trúc giá đảo nhằm để hút hàng.
Báo cáo của Thương nhân nước ngoài cho biết vào thời điểm này hàng năm nông dân Việt Nam có thể bán gần tới 30 % lượng hàng vụ mới nhưng năm nay chỉ mới bán khoảng 12 %, trong khi tồn kho Liffe vẫn không ngừng giảm sâu.
Giá cà phê Arabica tăng còn do báo cáo dự trữ tại các thị trường chính hầu như thay đổi không đáng kể trong khi lực bán từ các nước sản xuất chậm lại do USD tăng điểm.
Các thị trường hàng hóa có dấu hiệu tích cực hơn trong niềm tin ngày càng tăng về việc nền kinh tế Mỹ hồi phục hơn nữa vào năm tới và niềm tin lạm phát dường như được kiểm soát tốt hơn ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế lớn thứ hai này gia tăng trở lại.
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 500 đồng, lên ở mức 35.400 – 35.700 đồng/kg.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Giá cà phê dao động khó lường.

Giá cà phê nhảy nhót trên sàn kỳ hạn: khi tăng 80 đô la Mỹ, lúc giảm 50, rồi lại tăng 50 đô la/tấn… Giá thị trường nội địa chạy theo muốn hụt hơi, mua bán càng rủi ro do giá dao động thất thường. Hình như các biến động vừa qua là để làm giá nội địa mềm hơn nhằm dễ mua hàng.

Giá cà phê nội địa tăng theo không kịp sàn kỳ hạn

bieu do gia ca phe robusta liffe
Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE nửa đầu tháng 12-2013 (tác giả cập nhật)
Tuần qua, giá nội địa đã được dịp tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 36.500 đồng/kg vào sáng thứ Tư 11-12-2013, cao hơn cuối tuần trước 2.000 đồng, nhưng vẫn thấp hơn giá đỉnh 46.000 đồng của niên vụ trước, chấm dứt vào ngày 30-9-2013.
Khi giá lên đến mức trên 36.000 đồng, nhiều người đua nhau bán. Ngay lập tức, giá đảo chiều, đến hôm thứ Năm 12-12, giá nội địa chỉ còn 35.500 đồng/kg.
Giá cà phê tăng quá nhanh, tôi trở tay không kịp vì đang bận thu hái. Tiếc thật!”, một nông dân tại Bảo Lộc cho biết. Nhiều người còn nghĩ rằng mức giá 36.500 đồng/kg chính là cơ hội. Một người khác lấy tên “phantrongnghia” đã đưa ý kiến của mình lên một trang mạng cung cấp tin cà phê vào ngày 11-12: “Cơ hội bán đã qua…Thị trường cà phê hiện tại quá nhiều rủi ro để giữ mức 35.500-36.000 đồng. Bà con nông dân nên coi hoàn cảnh kinh tế mà tính toán mức nào hợp lý (để bán)”. Như vậy, mức kỳ vọng cho đợt tăng này có cao hơn đợt trước chừng 1.000 đồng/kg. Sức bán ở khu vực này đủ mạnh để ngăn đường tăng lên của sàn kỳ hạn trong những ngày cuối tuần dù sàn cố rướn cao thêm.
Giá kỳ hạn đóng cửa phiên cuối tuần khuya hôm qua thứ Sáu 13-12 tháng giao ngay chốt mức 1.816 đô la Mỹ/tấn, tăng 95 đô la và tháng 3-2014 đạt mức 1.799 đô la, tăng 105 đô la/tấn so với tuần trước. Giá nội địa hôm nay thứ Bảy 14-12 giao dịch quanh mức 36.000 đồng/kg, cao hơn mức cuối tuần trước 1.500 đồng/kg.
Cấu trúc giá kỳ hạn tiếp tục ở thế nghịch đảo (inverted) tức giá tháng giao ngay cao hơn tháng giao xa. Đến hết phiên giao dịch hôm qua 13-12, giá tháng 1-2014 cao hơn tháng 3-2014 là 17 đô la và 86 đô la cao hơn tháng 5-2014 (xin xem biểu đồ với đường màu đỏ biểu thị tháng 1 và màu xanh tháng 3-2014).
Tuy nhiên, một nhà phân tích thị trường tại TPHCM cho rằng cú nhảy giá vừa qua là một đợt tăng cực nhanh và mạnh nên ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. “Từ đầu vụ đến nay, do không mua được hàng vì giá bán dựa trên mức chênh lệch (differential) cao, thường phải mua với giá bằng hay cộng so với giá niêm yết của sàn kỳ hạn, người mua buộc phải đẩy giá tăng nhanh và mạnh để kéo giãn giá chênh lệch cho phù hợp với giá mua của họ”, ông giải thích.
Thật vậy, dù ngày 11-12, giao dịch trên sàn kỳ hạn tăng 80-90 đô la/tấn, nhưng giá nội địa mức cao nhất cũng chỉ tương đương với 1.725 đô la/tấn hay trừ 125-130 đô la/tấn dưới giá niêm yết. Đây có lẽ là mức bán chênh lệch hay thị trường còn gọi là “giá trừ lùi” thấp nhất tính từ hơn hai năm nay.

Trò chơi “trốn tìm”

ton kho ca phe robusta liffe
Biểu đồ 2: Tồn kho robusta được sàn Liffe NYSE công nhận (tác giả tổng hợp)
Báo cáo ra hai tuần một lần của sàn Liffe NYSE nói rằng tính đến hết ngày 9-12, tồn kho robusta đã được sàn này công nhận chất lượng giảm 14.480 tấn, chỉ còn 31.420 tấn. Đây là mức tồn kho thấp nhất tính từ tháng 12-1999 đến nay và giảm trên 70% so với cách đấy 52 tuần (xin xem biểu đồ 2).
Lượng tồn kho robusta của sàn giảm mạnh có thể là tác nhân tăng giá vào ngày 12-12 và chứng tỏ rằng lượng hàng bán ra từ các nước sản xuất trong kỳ báo cáo rất hạn chế.
Trong khi đó, tồn kho arabica được sàn Ice công nhận chất lượng tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao so với robusta. Tính đến hết ngày 12-12, tồn kho loại này còn 159.895 tấn, trong đó ước có chừng 105 ngàn tấn đang nằm tại châu Âu và số còn lại ở Bắc Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết nhập khẩu cà phê nhân tháng 10-2013 của nước này đạt 1,738 triệu bao (60 kg x bao), tăng 6,35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng Mười tăng 2,75% đạt 23,912 triệu bao , so với cùng kỳ cách đấy một năm là 23,271 triệu bao.
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Nhật Bản báo rằng tính đến hết tháng 9-2013, tồn kho tại nước này tăng thêm 751 tấn so với tháng Tám, đạt 179.044 tấn, là mức cao kỷ lục. So với cùng kỳ cách đấy một năm, tồn kho cà phê tại Nhật đã tăng 30%, bấy giờ chỉ 128.504 tấn.
nhap khau ca phe cua nhat ban
Biểu đồ 3: Theo dõi nhập khẩu cà phê của Nhật (nguồn: NewEdge)
Nhật Bản là nước tiêu thụ arabica chủ yếu. Song khi giá arabica cao, họ mua mạnh robusta chế biến ướt, chất lượng tốt và dịu để thay thế arabica. Nay Nhật vẫn đang tập trung nhập khẩu arabica. Trong kỳ, Nhật tăng cường nhập khẩu arabica loại thơm dịu của các nước châu Mỹ La tinh (xin tham khảo biểu đồ 3), tăng 2.110 tấn (màu xanh da trời) trong khi giảm mua arabica loại chế biến khô của Brazil (màu hồng).
Mỹ và Nhật Bản là hai nước nhập khẩu cà phê lớn trong khối các nước tiêu thụ. Nhật chỉ nhập một ít robusta để phối trộn, trong khi Mỹ mua nhiều robusta hơn, để chế biến cà phê hòa tan nhằm xuất khẩu và tiêu thụ một phần trong nước.
Nhìn thị trường từ góc độ tồn kho và nhập khẩu, hai loại cà phê đúng như đang chơi trò trốn tìm: trong khi robusta trốn thì arabica chạy khắp nơi tìm thị trường.

Các nước đối phó với khủng hoảng thừa

Đứng trước những đe dọa giá arabica còn rớt nữa do nông dân bán nhiều vì sản lượng tăng mạnh trong mấy năm nay và đồng real Brazil (BRL) mất giá kích thích xuất khẩu, có tin rằng chính phủ Brazil sẽ tăng cường mua thêm số lượng để giữ lại hàng thông qua chương trình quyền chọn bán, từ 3 triệu bao lên 5 triệu bao cho niên vụ tới. Đồng thời, chính phủ cũng chi 1 tỉ BRL để khuyến khích nông dân chuyển chừng 1 triệu héc ta cà phê sang đa canh hay xen canh để giảm áp lực khủng hoảng thừa cà phê, ông Janio Zeferino da Silva, Vụ trưởng Vụ Cà phê thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết.
Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, giá cà phê thế giới đã giảm 51% do hầu hết các nước tăng sản lượng. Như vậy, muốn giữ giá chính phủ Brazil đã chọn con đường giảm diện tích và sản lượng, hoàn toàn ngược lại với chính sách của nước ta, tăng diện tích cà phê lên 600.000 héc ta thay cho kế hoạch cũ là 400.000 héc ta, và mới đây là 500.000 héc ta và đồng thời thực hiện chương trình tái canh tăng năng suất.
Tại Colombia, Bộ Tài chính đang lên kế hoạch tiếp tục hỗ trợ nông dân bằng cách bù giá dựa trên diện tích đất trồng đã đăng ký. Nghe rằng để giảm áp lực trợ giá arabica, chính phủ nước này đang khuyến khích nông dân trồng robusta.
Tin này có lẽ đã giúp cho giá các sàn kỳ hạn cà phê, đặc biệt sàn arabica tuần qua tăng 8,85 cts/lb hay 195 đô la/tấn.
Giá cà phê
Theo Nguyễn Quang Bình (SGTimes)

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

TUYÊN NGÔN CÀ PHÊ

Mới đọc cái tiêu đề, hẳn cũng có bạn sẽ nghĩ rằng: “cường điệu” – mua cà phê, bán cà phê, nhà rang xay cà phê như bao nhiêu ngành nghề khác, há gì mà phải nói là tuyên ngôn nghe nổ như pháo tết.  
  Thực ra nguyên nghĩa của cái chữ “tuyên ngôn” cũng chẳng có gì to tát, chẳng qua đó là một lời (ngôn) tuyên bố quan điểm, sự kiện…của mình. Không nhất thiết phải liên tưởng cái chữ “Tuyên ngôn” với điều gì quá vĩ đại để rồi tự nhiên thấy không dám sử dụng nó cho những sự kiện khác.
  Một chị bán thịt thì quyết tâm với chuyên môn bán thịt, vẫn biết rằng thịt vẫn thường được nấu chung với rau, hay có khi khách không mua thịt thì chuyển sang mua cá, nhưng không vì thế mà lại bỏ thêm món rau bên cạnh, hay kèm thêm vài cân cá để tiện cho khách hàng mua, còn mình thì để kiếm thêm tí lời. Chị ta tuyên bố: Tôi chỉ bán thịt.
  Ngày xưa nhà văn Pháp Victor Hugo có một số bài thơ rất hay, một nhạc sỹ nổi tiếng rất yêu thích thơ của ông và cứ nằng nặc đi theo xin ông cho phép được phổ những vần thơ của ông thành nhạc, sau nhiều lần từ chối không được, nhà văn đã quay lại và gắt rằng: sao thế, chắc ông nghĩ rằng thơ của tôi chưa đủ giai điệu du dương của nó hay sao mà đòi thêm những nốt nhạc vớ vẩn của ông vào đấy? Điều của Vitor Hugo nói cũng có thể cho là một tuyên ngôn về thơ của ông.
 
Cà phê là thứ mà thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người...
 
  Cà phê cũng vậy, tự thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm, khi thưởng thức tách cà phê người ta có cảm giác như uống cả tinh hoa của đất trời trong đó, tinh thần lạc quan, yêu đời, sự thư thái như tăng theo sau từng ngụm cà phê mà họ thưởng thức. Những cảm giác đó, cho dù khoa học có tiến bộ đến mấy cũng khó mà tạo ra được bằng cách cho vào miệng ta những thứ vớ vẩn như hương, những tinh tổng hợp trộn với “cái gọi là bột cà phê”.
Thật là buồn cười khi ngày nay chúng ta đã tạo ra được quá nhiều “cái gọi là cà phê”, giả thì quá nhiều mà thật thì không có bao nhiêu, để rồi bị ngập luôn trong cái mớ hỗn độn cà phê bẩn, cà phê giả, cà phê đểu và người uống cà phê cần phải có trình độ của nhà khoa học này, tiến sĩ nọ mới đưa ra được cách phân biệt đâu là cà phê thật, đâu là thật chỉ một nửa!. Theo chúng tôi, nếu các bạn tìm được và uống thử cà phê thật trong một tuần, sau đó chuyển sang uống bất kỳ loại cà phê nào khác, tự các bạn sẽ nhận ra thế nào là cà phê thật và đâu là giả, có khi còn hối tiếc tại sao ta phải bỏ một thời gian dài vừa qua để xuýt xoa với một mớ tạp nham hương liệu. Tuy nhiên để làm được điều đó các bạn cần một chút thời gian, một chút cảm nhận, một chút may mắn, và điều cần nhất là phần lớn can đảm để thử qua khối lượng “gọi là cà phê” kia đang nhiều như cát sông Hằng.
Tâm tư của một người làm ra hạt cà phê đứng nhìn người uống “Bắp luộc rang cháy + Đậu nành + Cafein y tế + Caramen…+Ký ninh” để rồi gọi đó là cà phê, giống như tâm tư người trồng hoa sen đang đi lạc vào chợ bán hoa nhựa đầy hoa hòe màu sắc, cho dù cái nhụy của hoa nhựa có tỏa được hương thơm đi chăng nữa thì cũng chỉ tăng thêm phần tiềm ẩn bên trong nó hàng chục chế phẩm gây ung thư cho già và trẻ bởi sự vô tâm và vô trách nhiệm của nhà sản xuất.
Vẫn biết điều gì cũng có căn nguyên nguồn cội, như “cà phê bẩn" cũng có lịch sử của nó. Tuy nhiên đã đến lúc dừng lại sự tự đầu độc mình và điều đó có khi cũng cần một tuyên ngôn.
 
Hãy cùng nhau nói: Chúng tôi chỉ làm cà phê thật, đơn giản là cà phê, thế thôi...
 
CÀ PHÊ KỶ NGUYÊN - SẢN PHẨM CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN
 

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Bản tin thị trường cà phê ngày 4/12/2013

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng  thêm 1.700 – 2.000 đồng, lên mức 35.300 – 35.700 đồng/kg, mức tăng cực mạnh.
Bieu do ca phe London ngay _2013-12-03
Thị trường London:
Tại sàn NYSE Liffe, giá cà phê Robusta có nối tiếp xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng thêm 75 USD, tương đương tăng 4,33 %, lên 1.733 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng thêm 70 USD, tương đương tăng 4,12 %, lên 1.698 USD/tấn, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch trong phiên cũng tăng mạnh lên trên mức trung bình, và đặc biệt, cấu trúc giá đảo được đẩy lên rất cao cho thấy nhu cầu hàng thực của thị trường hiện là rất mạnh.
Thị trường New York:
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica tiếp nối những phiên đảo chiều thường thấy. Kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 0,3 cent, tức tăng 0,27 %, lên 110,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 tăng 0,35 cent, tức tăng 0,31 %, lên 112,45 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trong phiên duy trì dưới mức trung bình.
Các dữ liệu kinh tế vĩ mô cho thấy khu vực Eurozone có dấu hiệu khởi sắc đã thúc đẩy nhà rang xay tích cực mua hàng tồn kho để phục vụ cho nhu cầu Giáng Sinh và Năm mới.
Chuyên gia cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính INTL FCStone cho rằng nông dân Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để bán ra ở mức giá hiện tại.
Theo các nhà quan sát thị trường, nhà đầu tư trên thị trường kỳ hạn London tìm cách tất toán hợp đồng tháng 1/2014 do sắp đến ngày hết hạn quyền chọn là sức ép đẩy giá lên cao. Tuy nhiên nhu cầu tiền mặt chi tiêu cho lễ Tết cổ truyền của Việt Nam cũng sẽ làm hạn chế đà tăng.
Trong khi đó, cho dù nguồn cung dồi dào, có khả năng tiếp tục thặng dư nhưng lượng cà phê xuống tàu của khu vực Mỹ Latinh giảm thấp so với tháng trước đã giúp thị trường cà phê Arabica New York tiếp tục ổn định.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 1.700 – 2.000 đồng, lên mức 35.300 – 35.700 đồng/kg.
Theo giá cà phê

Bản tin thị trường cà phê ngày 3/12/2013

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 300 đồng, lên mức 33.000 – 33.500 đồng/kg, mức cao kể từ ngày 25/10.
Bieu do ca phe London ngay _2013-12-02
Thị trường London:
Tại sàn NYSE Liffe, giá cà phê Robusta có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng 16 USD, tương đương tăng 0,97 %, lên 1.658 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 3 USD, tương đương tăng 0,18 %, lên 1.628 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Trong khi các kỳ hạn giao xa trái chiều tăng nhẹ.
Khối lượng giao dịch trong phiên tăng nhẹ trên mức trung bình, và đặc biệt, cấu trúc giá đảo được đẩy lên cao cho thấy thị trường đã có sự quan tâm mua vào nhiều hơn.
Thị trường New York:
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica đan xen những phiên đảo chiều thường thấy. Kỳ hạn giao tháng 3/2014 giảm 0,95 cent, tức giảm 0,86 %, xuống 109,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 giảm 1 cent, tức giảm 0,88 %, còn 112,1 cent/lb, các mức giảm tương đối khá. Khối lượng giao dịch trong phiên giảm xuống dưới mức trung bình.
Giá cà phê Robusta London tiếp tục tăng do lượng hàng xuống tàu từ các nước sản xuất lớn đã chậm lại rất nhiều buộc nhà rang xay phải quay sang khai thác hàng tồn kho, cho dù tồn kho đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Các nhà quan sát thị trường cho rằng giá sẽ chững lại để nhà tư cân đối vị thế và điều chỉnh xu hướng trước khi có thể gia tăng tiếp tục.
Phân tích kỹ thuật của nhà môi giới Sucden Financial Ltd cũng chỉ ra rằng giá cà phê kỳ hạn tháng 3 tại London có thể tăng lên mức 1731, là mức cao nhất kể từ giữa tháng 10, trong ngắn hạn.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 300 đồng, lên mức 33.000 – 33.500 đồng/kg.

Theo thông tin thị trường cà phê

Tổng hợp thị trường cà phê tuần 48 (25/11 – 30/11/2013)

Trong tuần, giá cà phê Robusta tại London tăng thêm 66 USD/tấn, tương đương tăng 4,19 %, giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên tăng thêm 1.300 đồng/kg, tương đương tăng 4,11 % và giá cà phê Arabica tại New York tăng 3,35 cent/lb, tức tăng 3,12 %.
Biểu đồ giá cà phê Robusta London T1/2014 tuần 48 (25/11 – 30/11/2013)
Biểu đồ giá cà phê Robusta London T1/2014 tuần 48 (25/11 – 30/11/2013)
Đầu tuần, thị trường cà phê thế giới trên hai sàn kỳ hạn trái chiều. Trên sàn NYSE Liffe – London, giá cà phê Robusta tiếp tục suy giảm. Kỳ hạn giao tháng 1/2014 giảm thêm 10 USD, tương đương giảm 0,64 %, xuống 1.566 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 giảm thêm 6 USD, tương đương giảm 0,39 %, còn 1.554 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần.
Trái lại, trên sàn ICE – New York, giá cà phê Arabica  đảo chiều đột ngột như thường thấy. Kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 1,05 cent, tức tăng 0,98 %, lên 108,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 tăng 0,95 cent, tức tăng 0,87 %, lên 110,75 cent/lb.
Giữa tuần, giá cà phê thế giới duy trì xu hướng trái chiều. Giá cà phê Robusta – London đảo chiều gia tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng thêm 11 USD, tương đương tăng 0,68 %, lên 1.614 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng thêm 13 USD, tương đương tăng 0,81 %, lên 1.604 USD/tấn.
Trong khi giá cà phê Arabica – New York đảo chiều suy yếu. Kỳ hạn giao tháng 3/2014 giảm 0,65 cent, tức giảm 0,6 %, xuống 108,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 giảm 0,6 cent, tức giảm 0,54 %, còn 110,35 cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.
Cuối tuần, giá cà phê thế giới “đồng khởi” trên cả hai sàn. Tại sàn NYSE Liffe – London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng thêm 14 USD, tương đương tăng 0,85 %, lên 1.642 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng thêm 11 USD, tương đương tăng 0,68 %, lên 1.625 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần
Tương tự, trên sàn ICE – New York, giá cà phê Arabica – New York kỳ hạn giao tháng 3/2014 tăng 2,75 cent, tức tăng 2,54 %, lên 110,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2014 cũng tăng giảm 2,75 cent, tức tăng 2,49 %, lên 113,1 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng tiếp lên mức 32.600 – 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ, được chào giá 1.642 USD/tấn (FOB-HCM), theo giá kỳ hạn giao tháng 3/2014 tại London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta tại London tăng thêm 66 USD/tấn, tương đương tăng 4,19 % và giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên tăng thêm 1.300 đồng/kg, tương đương tăng 4,11 %, trong khi giá cà phê Arabica tại New York tăng 3,35 cent/lb, tức tăng 3,12 %.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn gia tăng tuần thứ ba liên tiếp trong khi báo cáo tồn kho do Liffe chứng nhận và theo dõi, cấp phát tại Châu Âu vẫn trên đà giảm xuống mức thấp kể từ năm 2002. Giá cà phê Robusta giao ngay cũng gia tăng do lượng hàng xuống tàu từ Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù đã vào cuối vụ thu hoạch và áp lực nhu cầu tiền mặt của nông dân.
Giá tăng là hoàn toàn trái với dự đoán của giới thương nhân cũng như các chuyên gia phân tích chứng tỏ rằng sức kháng giá của các nước sản xuất vẫn vững vàng. Tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng do nhu cầu hàng thực cho tiêu thụ mùa đông, Giáng Sinh và Năm mới đã khiến nhà rang xay tìm đến thị trường châu Á đưa ra mức giá cộng khá cao, tới gần 200 USDtấn cho các lô hàng có chất lượng.
Báo cáo Cam kết Thương nhân trên cả hai thị trường kỳ hạn cho thấy các Quỹ quản lý tiền mặt đã giảm cược vào giá xuống trong khi các nhà dầu cơ bán khống đang tìm cách tất toán hợp đồng giúp cho giá tăng liên tục trong mấy tuần qua.
Mặc dù theo các thương nhân nước ngoài có cơ sở kinh doanh cà phê tại Tây nguyên dự báo, vụ mùa năm 2013/2014 ở Việt Nam sẽ là vụ bội thu, Hệp hội Cà phê Ca cao VN (Vicofa) vẫn dự báo sản lượng sụt giảm so với năm trước, còn theo nông dân trồng cà phê cho rằng sụt giảm ít nhất 20 %. Con số này tuy chưa thể kiểm chứng nhưng cũng góp phần hỗ trợ tâm lí thị trường nội địa khi nông dân chưa muốn bán ra vì cho là giá đang ở mức thua lỗ so với đầu tư.
theo Thông tin thị trường cà phê