Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Giá cà phê bùng phát ngay đầu vụ mới

Tuần đầu niên vụ mới 2013/14, giá robusta tăng cực mạnh. Đấy chính là cơ hội, nhưng nhiều doanh nghiệp nước ta đành phải để “nước trôi”.
Giá đùng đùng tăng
Sau khi mất gần 150 đô la/tấn ngay trong tháng cuối vụ 2012/13 tức tháng 9 vừa qua, trong những ngày đầu tháng 10-2013 của năm kinh doanh cà phê mới 2013/14, giá cà phê trên sàn kỳ hạn robusta London bất ngờ đảo chiều bùng lên mạnh mẽ.
Thật vậy, giá kỳ hạn robusta đã tăng cực mạnh ngay từ ngày 1-10, là ngày mở đầu cho niên vụ mới 2013/14. Giá sàn kỳ hạn phiên hôm qua, khuya thứ Sáu 4-10 tức rạng sáng hôm nay thứ Bảy giờ Việt Nam, có lúc tăng đến 50 đô la, đạt 1756 đô la/tấn, nhưng đáng tiếc đã chùng bước, đóng cửa chỉ còn 1709 đô la/tấn. Nhưng tính cả tuần, giá đã tăng 98 đô la so với 1611 đô la/tấn cuối tuần trước (xin xem biểu đồ 1). Nhờ vậy, giá cà phê nhân xô nội địa cũng nhích dần lên, từ 35.000 đồng/kg cách nay một tuần đã lên đến 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng chỉ sau 7 ngày.....

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NGÀY 23/10/2013

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng nhẹ 100 đồng, lên 33.300 – 34.100 đồng/kg, vẫn còn đứng ở mức thấp ba năm vừa qua.
 Bieu do ca phe London ngay_2013-10-22
Thị trường London:
Tại sàn NYSE Liffe, giá cà phê Robusta thể hiện xu hướng hổn hợp. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 4 USD, tương đương tăng 0,25 %, lên 1.606 USD/tấn trong khi kỳ hạn giao tháng 1/2014 trái chiều giảm 6 USD, tương đương giảm 0,38 %, còn 1.579 USD/tấn. Khoảng cách giá đảo cũng tiếp tục được nới rộng.
Thị trường New York:
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica kéo dài chuỗi suy giảm lên phiên thứ sáu liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,75 cent, tức giảm 0,67 %, xuống 111,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 giảm thêm 0,7 cent, tức giảm 0,6 %, còn 115,1 cent/lb, các mức giảm tương đối nhẹ. Khối lượng giao dịch trong phiên cũng tương đối mỏng.
Xu hướng chính trên cả hai thị trường cà phê kỳ hạn thế giới phiên vừa qua là sự điều chỉnh vị thế và chốt lời của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Liên đoàn các nhà trồng cà phê Colombia (Fedecafe) cho biết sản lượng cà phê Arabica chế biến ướt đã gia tăng 2,3 triệu bao so với ​​năm trước đó và xuất khẩu cà phê Arabica chất lượng đặc biệt từ đầu năm đến nay đã vượt quá 1 triệu bao và do đó, duy trì sự chi phối của Colombia trong khu vực thị trường tiêu dùng cà phê đặc biệt có giá cao. Trong khi xuất khẩu niên vụ 2012/2013 của khối Mexico và khu vực Trung Mỹ vẫn cao hơn so với nhiều dự báo trước đó do lo ngại tác hại của bệnh nấm cà phê.
Thị trường cà phê Robusta giao ngay còn bày tỏ sự quan ngại về sức kháng giá tại thị trường nội địa của các nước sản xuất sẽ ngăn cản hàng xuống tàu trong khi tồn kho do Liffe chứng nhận đã giảm xuống mức thấp nhiều năm.
Thị trường hàng hóa nói chung đang chịu áp lực từ sự phục hồi gần đây của USD trong khi có quá ít thông tin kinh tế tích cực.
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên tăng nhẹ 100 đồng, lên 33.300 – 34.100 đồng/kg, vẫn còn đứng ở mức thấp ba năm vừa qua.
                                                                                                                             ( theo bản tin thị trường )

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

DANH NGÔN CÀ PHÊ


"Cà phê khiến ta mạnh mẽ, điềm đạm và thông thái" - Jonathan Swifl

“Mỗi buổi sáng thức giấc, nếu không có tách cà phê, tôi cảm thấy mình vô vị!” - Napoleon

Có người nói: "Cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Còn những kẻ môn đồ của giáo phái cà phê thì cho đó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình...."



"Nhiều người, không chịu được vị đắng của cà phê nên thường bỏ đường hoặc sữa cho bớt đắng. Tôi không cho đường hay sữa vào cà phê bởi tôi biết: phải nếm trải qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt ngào đến lịm người. Cho dù vẫn tiếp tục phải uống cà phê đắng nhưng tôi vẫn không nản lòng vì dư vị ngọt ngào của nó." - Bunny

Mỗi giọt cà phê rơi thời gian như ngừng hẳn lại.

Tôi yêu ly cà phê buổi sáng, con đường ngập lá vàng ♪ ♫ ♩ ♬

Một tách cà phê uống vào buổi sáng mang lại sự hưng phấn tuyệt vời mà không một tách cà phê nào khác dù là buổi chiều hay buổi tối có thể tạo ra được.

Uống cà phê để hiểu, để biết, để yêu... Cà phê ngon là cà phê mình uống thấy ngon thì dù cà phê chỗ khác có nổi tiếng đến mấy cũng không như cái gọi là cà phê của mình. Cà phê mộc hay cà phê có hương liệu, mỗi loại có một hương vị riêng. Ngon ở chỗ người thưởng thức, tâm trạng người thưởng thức, lần đầu thưởng thức (chứ không phải uống) lạ lắm, giống như khám phá 1 người bạn, một tâm hồn, khám phá vị ngọt, vị nồng, khám phá xem mình có hợp với nó hay không...

Cà phê đã trở thành một món ngon dành cho tâm hồn mỗi người, người tìm đến cà phê khi có những tâm sự, trăn trở, người tìm đến cà phê như tìm một nguồn cảm hứng sáng tạo trong công việc, người tìm đến cà phê đơn giản như một cách thưởng thức cuộc sống!

“Thêm chút đường cà phê có ngọt 
Thêm chút tình mình có thuộc về nhau ?

Cà phê thì phải đen như địa ngục, đắng như tử thần và ngọt ngào tựa tình yêu…

"Mẹ tôi thường nhấp một ngụm mỗi khi pha cà phê cho ba để đảm bảo rằng nó không nóng và quá lạt. Đó là tình yêu" - Danny, 7 tuổi

Đàn ông rất giống cà phê bởi nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ! :-) 
sưu tầm

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Lịch sử cà phê

Thế kỷ thứ 9
Vào năm 850 sau Công Nguyên – Truyền thuyết kể rằng anh chàng chăn dê Kaldi người Êtiôpia một lần để ý thấy đàn dê của mình đùa giỡn một cách đầy hứng khởi trên sườn núi chung quanh một bụi cây có những quả mọng màu đỏ. Qua hôm sau, khi anh thả cho chúng gặm cỏ, đàn dê của Kaldi lại tiếp tục tìm đến sục sạo bụi cây có quả đỏ ấy. Mãi đến tận vài thế kỷ sau, người nông dân Êtiôpia mới bắt đầu gieo trồng và sử dụng những hạt cà phê bằng cách ăn hoặc lên men trong rượu.
Thế kỉ thứ 14
      * Những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập.
  • 1475 – Quán cà phê đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở Constantinople.
Thế kỷ thứ 16
  • 1511 – Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm café vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người Sultan.
  • 1570 – Cùng với thuốc lá, café lần đầu tiên xuất hiện tại Venice
Đầu thế kỷ thứ 17
  • 1600 – Cà phê từ cảng Mocha thuộc Yemen được xuất khẩu sang châu Âu để cung cấp cho những quán cà phê đang rất thịnh hành ở Hà Lan, Anh và Pháp lúc bấy giờ. Từ đó, cà phê đã dần nhuộm nâu cả châu Âu.
  • 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia
Đầu thế kỷ thứ 18
  • 1700 – Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ- từ Êtiôpia qua Yemen.
  • 1714 – Café xuất hiện chính thức tại Mỹ
Thế kỷ thứ 19
  • 1822 – Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
  • 1850 – Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam. 
  •  
  • Thế kỷ thứ 20
  • 1900s – Cà phê được xếp vào loại hàng hóa có giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ đứng sau dầu lửa. Không những thế, nó còn trở thành một thức uống được ưa chuộng trên thế giới, chỉ sau nước.
  • 1971 – Hãng café Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle


Cà phê Việt Nam
  • Ðược du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp theo Thiên Chúa Giáo vào những năm 1850. Việt Nam đã và đang trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil.
  • Sản xuất từ 800.000 đến 1 triệu tấn cà phê mỗi năm nhưng Việt Nam chỉ tiêu thụ 10% số lượng này. Số còn lại được xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là các nhà sản xuất cà phê hòa tan nổi tiếng.
  • Ða số cà phê trong nước được sản suất bởi những hộ gia đình với diện tích gieo trồng khoảng 2-5 hecta/hộ. Các công ty Nhà nước chiếm khoảng 15% và cà phê được trồng trong những nông trại lớn hơn.
  • Buôn Ma Thuột, Dak Lak và vùng Cao Nguyên Trung Bộ là những vùng sản xuất cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.
  • Robusta là loại hạt cà phê được gieo trồng chủ yếu ở Việt Nam do tính đặc trưng về địa lý, khí hậu và độ cao so với mực nước biển. Chính Phủ đang lên kế họach thay thế việc gieo trồng Robusta bằng Arabica ở những vùng thích hợp. Tuy dòng cà phê Arabica cho sản lượng thấp hơn nhưng nếu tính cùng số lượng thì lợi nhuận thu được gấp đôi so hơn nhưng nếu tính cùng số lượng thì lợi nhuận thu được gấp đôi so với Robusta.
  • Với hơn 150 năm thừa hưởng văn hóa cà phê, dân thưởng thức cà phê sành điệu Việt Nam đã và đang đưa cà phê trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Họ ngồi tán gẫu, nhìn những giọt cà phê đậm đà rơi, sự chọn lựa duy nhất còn lại chỉ là việc thêm đá, sữa đặc, hay cả hai.
Nguồn : Tài liệu sưu tầm

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Uống cà phê sạch hạ thấp rủi ro tử vong từ các căn bệnh phổ biến và ngừa ung thư

Không chỉ giúp bạn tỉnh táo, một tách cà phê vào buổi sáng có thể đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe, theo tạp chí Reader’s Digest (Canada) dẫn kết quả một số cuộc nghiên cứu về cà phê.
Uống cà phê sạch tốt cho sức khỏe Uống cà phê sạch tốt cho sức khỏe
Đó là:
- Uống hơn ba tách mỗi ngày giúp giảm 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư da phổ biến nhất ở phụ nữ.
- Uống hơn sáu tách mỗi ngày giúp giảm 60% nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày có tác dụng giảm 25% nguy cơ bị đột quỵ ở phụ nữ.
- Uống ít nhất hai tách cà phê mỗi ngày giúp giảm 20% nguy cơ bị trầm cảm ở nữ giới.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Khẳng định thương hiệu chè Việt

150 doanh nghiệp chè Việt Nam sẽ gặp gỡ các đối tác nhập khẩu chè lớn đến từ Hoa Kỳ, Nga, Maylaysia, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc… trong Hội nghị Quốc tế chè 2013 “5th Vietnam Tea Outlook 2013” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/10, tại Hà Nội.

Việt Nam góp sức vẽ bản đồ nguyên liệu chè


Nằm trong các nhóm quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, Việt Nam đang cùng Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc và Kenya vẽ nên bản đồ về các vùng nguyên liệu nổi tiếng và tạo thêm động lực cho ngành chế biến chè.

150 doanh nghiệp, chè Việt , nhập khẩu, shan tuyết

Nếu như trước đây, giới nghiên cứu vẫn còn tranh luận về sự tồn tại của văn hóa trà trong đời sống người Việt thì giờ đây khái niệm đó đã trở nên rõ ràng. Khởi nguyên từ những búp chè hát từ rừng Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Yên Bái cho tới nồi trà xanh đun theo kiểu nhà nông, hái ở hàng rào sân nhà, cách thức uống trà của dân tộc đã dần được nâng tầm theo năm tháng, không quá cầu kỳ mà vẫn chứa đựng triết lý sống đầy nhân văn.
150 doanh nghiệp, chè Việt , nhập khẩu, shan tuyết

Nếu như trà Tân Cương, Thái Nguyên thiên về hương vị chát, ngọt hậu đặc trưng thì dòng shan tuyết Hà Giang lại khiến khách thưởng thức trà thích thú bởi phong vị sương khói nguyên sơn của núi rừng toát ra từ những búp phủ lớp lông tơ trắng như tuyết. Những búp trà shan 1 tôm 2 lá, đặc biệt sản phẩm trà 1 búp khi được pha chế sẽ tỏa mùi hương quyến rũ, hương vị như chứa đựng gió, nắng cao nguyên.

Miêu tả về cái thú uống trà thì chắc chắn văn học Việt từ cổ chí kim khó ai vượt qua Phạm Đình Hổ khi ông viết Trà ca. Tinh thần của đạo Lão mong đạt tới vô vi, ý chí của người quân tử luôn hướng về cái tinh của học thuật... dường như đều chứa đựng trong việc thưởng trà và ngày nay những người tâm huyết với ngành chè Việt đều mong mỏi nâng thương hiệu của mình ra thế giới, đưa Việt Nam lên ngang tầm với các cường quốc xuất khẩu chè. Điều này là hoàn toàn có thể khi hiện tại, sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới.

Thêm cơ hội cho chè Việt hội nhập
Hội nghị Quốc tế chè 2013 “5th Vietnam Tea Outlook 2013” giúp các doanh nghiệp chè Việt quảng bá các sản phẩm đặc trưng, các vùng chè lớn, tìm kiếm các cơ hội giao thương và đầu tư giữa các doanh nghiệp chè trong và ngoài nước.

150 doanh nghiệp, chè Việt , nhập khẩu, shan tuyết

Hội nghị sẽ bàn về các giải pháp về sản xuất, quản lý kinh doanh chè theo hướng an toàn và bền vững, các giải pháp thúc đẩy mở rộng thị trường nâng cao giá trị sản phẩm như giải pháp về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giải pháp phát triển nguyên liệu chè bền vững, giải pháp tổng thể cho chè bền vững - bài học từ cà phê, đánh giá về chè Việt Nam của các doanh nghiệp chè quốc tế, xu hướng tiêu dùng chè trên thế giới, cơ hội và thách thức cho chè Việt Nam.

Thành phần tham gia Hội nghị là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè, các chuyên gia chè, các tổ chức NGO tại Việt Nam và các nhà nhập khẩu chè Hoa Kỳ, Nga, Maylaysia, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan, các Hiệp hội chè quốc tế.
Theo Vietnamnet.vn

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

NGUỒN GỐC CÀ PHÊ MOKA


Moka khởi nguyên là tên của thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

CÀ PHÊ VÀ CUỘC SỐNG

Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống café – Thứ nhất, đó là “Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…
Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.”
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
Lời kết : Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thứ...........
Sưu tầm

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA YẾN SÀO

Yến sào là món đứng đầu trong bát trân, tức 8 món ăn quý dành cho vua chúa (cùng với hải sâm, bào ngư, tay gấu…). Trong tổ yến có hàm lượng cao các axit amin thiết yếu cho cơ thể.


Yến có tên khoa học là Collocalia sp, thuộc họ Apodidae, sống nhiều tại các hải đảo, nhất là tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) và vùng biển tỉnh Khánh Hoà (Hòn Yến). Tổ chim yến được dùng làm dược liệu, thuộc loại đặc sản quí hiếm vì yến làm tổ ở các vách núi hiểm trở nên việc lấy tổ yến rất khó khăn. Người đi lấy tổ yến phải chịu nhiều gian lao vất vả chấp nhận rủi ro, kể cả tai nạn, thương vong...
Yến sào là tổ của chim yến, nơi yến sống và sinh nở. Tổ chim yến được làm từ chính nước bọt của chúng. Ban ngày yến đi săn lùng thực phẩm trên biển, đêm đến lại nhỏ dãi làm thành tổ. Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ. Yến sào có 3 loại:

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

TUYÊN NGÔN CÀ PHÊ

Mới đọc cái tiêu đề, hẳn cũng có bạn sẽ nghĩ rằng: “cường điệu” – mua cà phê, bán cà phê, nhà rang xay cà phê như bao nhiêu ngành nghề khác, há gì mà phải nói là tuyên ngôn nghe nổ như pháo tết.

Thực ra nguyên nghĩa của cái chữ “tuyên ngôn” cũng chẳng có gì to tát, chẳng qua đó là một lời (ngôn) tuyên bố quan điểm, sự kiện…
của mình. Không nhất thiết phải liên tưởng cái chữ “Tuyên ngôn” với điều gì quá vĩ đại để rồi tự nhiên thấy không dám sử dụng nó cho những sự kiện khác.
Một chị bán thịt thì quyết tâm với chuyên môn bán thịt, vẫn biết rằng thịt vẫn thường được nấu chung với rau, hay có khi khách không mua thịt thì chuyển sang mua cá, nhưng không vì thế mà lại bỏ thêm món rau bên cạnh, hay kèm thêm vài cân cá để tiện cho khách hàng mua, còn mình thì để kiếm thêm tí lời. Chị ta tuyên bố: Tôi chỉ bán thịt.
Ngày xưa nhà văn Pháp Victor Hugo có một số bài thơ rất hay, một nhạc sỹ nổi tiếng rất yêu thích thơ của ông và cứ nằng nặc đi theo xin ông cho phép được phổ những vần thơ của ông thành nhạc, sau nhiều lần từ chối không được, nhà văn đã quay lại và gắt rằng: sao thế, chắc ông nghĩ rằng thơ của tôi chưa đủ giai điệu du dương của nó hay sao mà đòi thêm những nốt nhạc vớ vẩn của ông vào đấy? Điều của Vitor Hugo nói cũng có thể cho là một tuyên ngôn về thơ của ông.
Cà phê là thứ mà thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm
Cà phê cũng vậy, tự thiên nhiên đã tổng hợp và ban tặng đầy đủ cho con người một hương thơm ngây ngất, chất vị đắng mà ngậy êm đềm, khi thưởng thức tách cà phê người ta có cảm giác như uống cả tinh hoa của đất trời trong đó, tinh thần lạc quan, yêu đời, sự thư thái như tăng theo sau từng ngụm cà phê mà họ thưởng thức. Những cảm giác đó, cho dù khoa học có tiến bộ đến mấy cũng khó mà tạo ra được bằng cách cho vào miệng ta những thứ vớ vẩn như hương, những tinh tổng hợp trộn với “cái gọi là bột cà phê”.
Thật là buồn cười khi ngày nay chúng ta đã tạo ra được quá nhiều “cái gọi là cà phê”, giả thì quá nhiều mà thật thì không có bao nhiêu, để rồi bị ngập luôn trong cái mớ hỗn độn cà phê bẩn, cà phê giả, cà phê đểu và người uống cà phê cần phải có trình độ của nhà khoa học này, tiến sĩ nọ mới đưa ra được cách phân biệt đâu là cà phê thật, đâu là thật chỉ một nửa!. Theo chúng tôi, nếu các bạn tìm được và uống thử cà phê thật trong một tuần, sau đó chuyển sang uống bất kỳ loại cà phê nào khác, tự các bạn sẽ nhận ra thế nào là cà phê thật và đâu là giả, có khi còn hối tiếc tại sao ta phải bỏ một thời gian dài vừa qua để xuýt xoa với một mớ tạp nham hương liệu. Tuy nhiên để làm được điều đó các bạn cần một chút thời gian, một chút cảm nhận, một chút may mắn, và điều cần nhất là phần lớn can đảm để thử qua khối lượng “gọi là cà phê” kia đang nhiều như cát sông Hằng.
Tâm tư của một người làm ra hạt cà phê đứng nhìn người uống “Bắp luộc rang cháy + Đậu nành + Cafein y tế + Caramen…+Ký ninh” để rồi gọi đó là cà phê, giống như tâm tư người trồng hoa sen đang đi lạc vào chợ bán hoa nhựa đầy hoa hòe màu sắc, cho dù cái nhụy của hoa nhựa có tỏa được hương thơm đi chăng nữa thì cũng chỉ tăng thêm phần tiềm ẩn bên trong nó hàng chục chế phẩm gây ung thư cho già và trẻ bởi sự vô tâm và vô trách nhiệm của nhà sản xuất.
Vẫn biết điều gì cũng có căn nguyên nguồn cội, như “cà phê bẩn cũng có lịch sử” của nó. Tuy nhiên đã đến lúc dừng lại sự tự đầu độc mình và điều đó có khi cũng cần một tuyên ngôn.
Hãy cùng nhau nói: Chúng tôi chỉ làm cà phê thật, đơn giản là cà phê, thế thôi.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHA ĐƯỢC 1 LY CÀ PHÊ NGON

Pha cà phê bằng phin không khó, tuy nhiên để pha được ly cà phê ngon bạn cần làm theo đúng phương pháp. Hướng dẫn dưới đâyLÀM THẾ NÀO ĐỂ PHA 1 LY CÀ PHÊ NGON sẽ giúp bạn pha được ly cà phê ngon nhất.

Trước hết, bạn hãy chọn mua đúng loại cà phê dùng cho pha phin, để bảo vệ sức khỏe của bạn hãy lựa chọn các sản phẩm cà phê sạch và nên cân nhắc đến hàm lượng các loại cà phê sao cho hợp gu nhất với bạn ( tham khảo tại CÀ PHÊ HẠT KỶ NGUYÊN - 0918.494.565 để được tư vấn thêm ).


Hãy lựa chọn các sản phẩm cà phê sạch và nên cân nhắc đến hàm lượng các loại cà phê sao cho hợp gu nhất với bạn
Trước khi Pha cà phê bạn cần đảm bảo phin và ly tách được sạch sẽ và khô ráo, nên tráng qua nước sôi trước khi pha. Hãy sử dụng nước tinh khiết, nước càng tinh khiết ly cà phê của bạn càng ngon. Hãy đảm bảo ly và phin dùng để pha được sạch sẽ, tốt nhất nên tráng qua nước đun sôi. Dùng nước đun sôi ở nhiệt độ 95-100 độ C.
Lượng cà phê cần dùng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, trung bình từ 17-20gram cho một phin cà phê ngon.
  • Cho cà phê sạch, cà phê nguyên chất vào phin rồi lắc nhẹ, đều tay để cà phê trong phin phẳng hơn, nén nhẹ bằng cách xoay nắp chặn theo hình xoắn ốc.
  • Cho khoảng 15ml nước sôi vào phin, đợi đến khi bột cà phê đã hấp thu hết nước, tiếp tục cho thêm 40ml nước hoặc nhiều hơn vào.
  • Đậy kín nắp phin và chờ đợi để thưởng thức ly cà phê ngonLy cà phê ngon của bạn    
  • Chi tiết xin liên hệ:   

    Công ty TNHH Kỷ Nguyên  

    Lầu 4. 907 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí Minh  

    Điện thoại: 0938.443.553 - Hotline: 0918.494.565 ( Hoàng Yên. Ms ) 

    Email: vnhoangyen@gmail.com 

    Web: www.caphehat.vn 

     

Cà phê chồn – Say đắm một huyền thoại

Từ xa xưa, khi những khu vườn trồng cà phê lớn ở Việt nam còn nằm bên cạnh những cánh rừng, người trồng cà phê phải chung sống với rất nhiều loại thú rừng hoang, người ta thường gặp nhất là sóc, nhím, chồn chạy nhảy trong khu vườn trồng của họ.

Trong các loài thú hoang thuộc giống ăn thịt như chồn thỉnh thoảng vẫn thích gậm nhấm quả cà phê chín khi mùa vụ thu hoạch đến. Thiên nhiên thật khéo biết chọn lựa, trong khu rừng cà phê rộng lớn, loài chồn hương như chẳng biết sợ ai, thường nhởn nhơ leo từ cây cà phê này sang cây khác để tìm những quả cà phê chín vừa tới, là giai đoạn có nhiều chất ngọt nhất.
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên khi mà đây là giai đoạn tốt nhất để người nông dân nên thu hái quả, không phải còn xanh mà cũng không quá chín, để bị lên men trên cây.
chon huong trong thien nhien
Loài chồn hương ăn những quả cà phê trong thiên nhiên
Chồn luôn chọn những quả không bị lỗi, không chọn loại vẫn còn vàng vàng, trái còn cứng, cũng không chọn loại chín mềm rục để ăn. Khác với các loài khác chỉ gậm nhấm phần ngọt của vỏ thịt và nhả hạt nhân, chồn lại nuốt luôn cả hạt nhân còn dính cả lớp cùi .
Hạt cà phê sau khi vào bao tử chồn có lẽ được kết hợp với một loại enzim nào đó, phần vỏ thịt của qủa được lên men làm chuyển hóa một số hóa tính trong hạt khiến cho chất lượng sau khi rang lên tỏa ngát một hương thơm kỳ lạ.