Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ: LẼ NÀO CHƠI KIỂU NHỮ MỒI?

Một phiên giao dịch đầu tuần đầy kịch tính! Đóng cửa 2 sàn cà phê kỳ hạn âm nặng, sàn robusta âm 56 USD còn 1760 và arabica âm 5,10 cts/lb chỉ còn 137,05. Đến sáng nay 28-4 mà nói, khuynh hướng chung còn yếu như một người âm ỉ bệnh bấy lâu, hôm qua trở nặng và chưa biết khi nào lai tỉnh. Có lẽ có người cho là bi quan.
 Dẫu nhiều người tin rằng giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn khó mà tăng trong những ngày cuối trước tháng giao ngay (spot month), dẫu sàn arabica ở Mỹ đã qua rồi ngày thông báo giao hàng đầu tiên cho tháng 5-2015, cách giá kỳ hạn đi hôm qua như đánh lạc hướng hay nói đúng hơn đánh lừa thiên hạ.
 
Mở cửa túc tắc như tăng chưa muốn tăng, giảm chẳng cần giảm, có lẽ cùng lúc ấy chỉ số đồng USD đang giảm, giá vàng cũng đang giao dịch tăng phục hồi từ dưới mức 2000 USD/oz. Tự nhiên chừng non một tiếng rưỡi đồng hồ sau khi mở cửa ai đó chìa ra đâu gần 500 lô trên sàn robusta và 700 lô trên sàn arabica như muốn “nhữ” mồi.
 
Trong ngày, người trên sàn nói dù biết tin Brazil bán ra ít do đang thời “giáp hạt”, xuất khẩu cà phê Việt Nam lại giảm trong tháng 4-2015 chỉ chừng 2 triệu bao (60 kg  x bao), 40% ít hơn cùng kỳ năm ngoái theo Tổng cục Thống Kê, hay 112.000 tấn theo cơ quan thống kê bộ nông nghiệp, hai sàn bất cần, cứ lo chuyện riêng của mình.
 
Chỉ số đồng USD giảm nay chỉ còn 96,16 điểm từ mức cao giao dịch hôm qua 96,62 điểm, mặc kệ chỉ số USD. Hai sàn lo các động tác kết sổ cuối tháng cho phần mình.
 
Những chuyện cung cầu, sản lượng ngày hôm qua chỉ là chuyện phụ, giới kinh doanh tài chính chỉ nghe cho vui.
 
Thật vậy, thị trường hôm qua nghe Marex Spectron ước sản lượng cà phê Brazil năm nay chừng 49 triệu bao, giảm so với năm ngoái 500.000 bao. Mercon Coffee lại cho rằng sản lượng Brazil vụ này chừng 50,3 triệu bao, là ước báo cao nhất hiện nay. Nhưng, như đã nói, tạm thời các nhà kinh doanh tài chính nghe để mà nghe vậy thôi.
 
Báo cáo quyết toán vị thế kinh doanh trên hai sàn đều tăng mua ròng như sàn Ice New York vẫn ở thế bán ròng. Không lý nào tuần trước họ “dợm bước” mua để lôi kéo nhiều người tham gia mua để sau đó bán ngược?
 
Vị thế quyết toán kinh doanh của các quỹ đầu cơ tính đến ngày khóa sổ mới nhất 21-4:
 
Ice Arabica  4.030 lô bán khống (ròng)
 
Ice Robusta 16.427 lô mua khống (ròng)
 
Dự kiến sàn robusta Ice Europe mở cửa chiều thứ Ba 28-4 tăng khá để phục hồi lúc ban đầu.
 

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

CÀ PHÊ TRỨNG VIỆT NAM KHIẾN KHÁCH NƯỚC NGOÀI MÊ MẨN

Thức uống độc đáo của Việt Nam đứng đầu danh sách bình chọn những loại đồ uống được pha chế từ cà phê bạn nên thử khi đi du lịch. trong danh sách các loại cà phê ngon nhất do Buzzfeed bình chọn có đại diện từ hầu khắp các nước nổi tiếng về thức uống này.
Untitled-1-3817-1415003877.jpg
1. Cà phê trứng, Việt Nam
Món cà phê trứng ở Hà Nội ban đầu khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lùng, nhưng khi đã dùng thử đều bị “nghiện”. Thức uống này là sự kết hợp giữa lòng đỏ trứng gà, sữa, đường, bơ… Tất cả được đánh mịn và sánh lên rồi thưởng thức cùng cà phê nóng. Cà phê đá cũng là loại đồ uống được nhiều du khách nước ngoài đánh giá cao.
Untitled-2-3214-1415003877.jpg
2. Cà phê Kaffeost, Phần Lan
Theo truyền thống ở vùng Kainuum, Phần Lan, người ta thường uống cafe với một loại pho-mát cắt nhỏ có tên gọi là Juustoleipä. Sau khi uống hết cà phê, bạn sẽ nhâm nhi những miếng pho-mát thơm ngon này.
Untitled-3-4842-1415008852.jpg
3. Cà phê Kan Kohi, Nhật Bản
Đến Nhật, du khách có thể dễ dàng mua loại cà phê lon này vì nó được bán hầu hết trong các cửa hàng bách hóa, máy bán tự động. Bạn sẽ được phục vụ những lon cà phê nóng hổi, tiện dụng này vào mùa đông và mát lạnh vào mùa hè.
Untitled-4-8243-1415003877.jpg
4. Cà phê Morocco
Đến Morocco, bạn hãy nhớ ghé vào quán Café des épices ở Marrakech để thưởng thức một cốc cà phê gồm các loại hạt như hạt vừng, hạt tiêu đen, hạt nhục đậu khấu… xay nhuyễn, tạo nên một hương vị độc đáo.
Untitled-5-9323-1415003877.jpg
5. Cà phê Lagrima, Argentina
Đến Argentina, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức bữa sáng cùng một loại thức uống có tên gọi “giọt nước mắt của cà phê”, bao gồm sữa nắng nhiều bọt hòa cùng cà phê.
Untitled-6-9653-1415003877.jpg
6. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Năm 2013, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể, được biết chúng rất đậm và mạnh, dễ khiến người thưởng thức bị choáng váng, thậm chí “say” dù chỉ với một tách nhỏ.
Untitled-7-2538-1415003878.jpg
7. Cà phê truyền thống Mexico
Đây cũng là một loại đồ uống được nhiều khách du lịch ưa thích, thường được đựng trong một chiếc cốc đất sét, có vị quế và dùng kèm đường nâu.
Untitled-8-7029-1415003878.jpg
8. Cà phê sữa Pháp
Cà phê sữa nóng ở Pháp là một trong những thức uống phổ biến và được nhiều du khách ưa chuộng.
Untitled-9-2122-1415003878.jpg
9. Cà phê Bombon, Tây Ban Nha
Xứ sở của những chú bò tót khá hút khách du lịch với thức uống espresso pha ngọt, với tỷ lệ sữa và cà phê như nhau.
Untitled-10-2827-1415003878.jpg
10. Cà phê Italy
Italy là một trong những quốc gia sở hữu những cốc cà phê ngon bậc nhất thế giới. Một ly espresso thường được thêm vào 1 lát chanh và người pha chế sẽ chà xát lát chanh đó trên miệng ly để chút chua chua để làm tăng thêm hương vị cho cà phê.
Anh Minh (Vnexpress.net)

CẦU CÀ PHÊ NGÀY CÀNG VƯỢT CUNG

Nhu cầu cà phê dự đoán đạt kỷ lục trong khi sản lượng giảm năm thứ 2 liên tiếp, gây thiếu hụt 7,4 triệu bao, theo Tổ chức Cà phê Thế giới.
Ảnh minh họa
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong ước tính sơ bộ về tiêu thụ cà phê toàn cầu, cho rằng tiêu thụ cà phê thế giới năm 2014 đạt 149,27 triệu bao, tăng 2,3% so với năm 2013.
Trong khi đó, ICO lại hạ 130.000 bao dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2014-2015 xuống còn 141,85 triệu bao, chủ yếu do giảm ước tính sản lượng cà phê robusta của châu Phi. Như vậy, thiếu hụt cà phê đạt khoảng 7,42 triệu bao.
Roberio Silva, giám đốc điều hành ICO, hồi tháng 3/2015, cho rằng thiếu hụt cà phê niên vụ 2014-2015 đạt khoảng 8 triệu bao. 
Thị trường phát triển và mới nổi
Theo ICO, trong khi tiêu thụ cà phê tại nhiều nước mới nổi và nước sản xuất cà phê tăng mạnh, tiêu thụ tại các nước phát triển lại có dấu hiệu chậm lại.
Thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống như EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm trên 50% tổng tiêu thụ toàn cầu, chỉ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 1,5% trong 4 năm qua, theo ICO.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê tại châu Á tăng trưởng khoảng 4,5%/năm và châu Phi 5%/năm  và dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Đáng lưu ý là nhu cầu nội địa của các nước xuất khẩu cà phê tăng đáng kể, bình quân đạt 2,6%. Nhu cầu nội địa của Brazil năm 2014 đạt 20,8 triệu bao, tiếp đến Indonesia 4,2 triệu bao, Ethiopia 3,7 triệu bao và Mexico 2,4 triệu bao.
Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 3 của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2/2015 đạt 8,6 triệu tấn, giảm 10,2% so với tháng 2/2014. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu năm cà phê 2014-2015 (tháng10/2014 đến tháng 2/2015) đạt 43,4 triệu bao, giảm 1,2 triệu bao so với cùng kỳ năm 2013-2014. Xuất khẩu cà phê của Brazil giảm lần đầu tiên trong 15 tháng qua, trong khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính cũng giảm.
Theo NCĐT/ICO